Khán giả châu Âu cũng đang ''phát cuồng'' vì Kpop

Thế giới Kpop - Sau châu Á và Mỹ, làn sóng văn hóa Hàn Quốc đang lăm le đổ bộ vào châu Âu.
1. Vlasics Oliver đã đáp chuyến tàu đêm từ Budapest (Hungary) tới Prague và đây là chuyến đi đầu tiên của cậu sinh viên 16 tuổi này tới Cộng hòa Czech cùng với vài người bạn của mình. Chuyến đi dài 8 tiếng không hề khiến Oliver thấy mệt mỏi, bởi cậu rất háo hức muốn được xem các ca sĩ Hàn Quốc trình diễn.
Hành trình của Oliver phần nào cho thấy cơn sốt nhạc Kpop ở các nước Trung Âu, đã hình thành trong vài năm trở lại đây. 'Tôi vô cùng vui sướng ngay từ những giây phút đầu của buổi biểu diễn, vì đã có thể nhìn thấy thần tượng của mình ở cự ly rất gần. Cảm xúc thật kỳ lạ' – Oliver nói.
Oliver là một trong hàng ngàn người trẻ tuổi đã đổ xô tới một sân vận động ở Prague hồi đầu tháng để xem chương trình hòa nhạc Kpop đầu tiên ở Cộng hòa Czech, với màn diễn của ban nhạc nam SHINee và nhóm nhạc nữ Red Velvet.

Khán giả châu Âu cũng đang ''phát cuồng'' vì Kpop

Không khí của chương trình hòa nhạc Kpop diễn ra ở Prague (Cộng hòa Czech) hồi đầu tháng.
Read more…

3 con đường đưa K-pop đến gần hơn với nước Mỹ

Thế giới Kpop - Tùy từng thời điểm mà các nghệ sĩ K-pop có những cách tiếp cận khác nhau. Tất nhiên, nhiều ca sĩ thành công bước đầu nhưng cũng không ít những nghệ sĩ phải tay trắng ra về.

Không thể phủ nhận được rằng làn sóng K-pop đang dần tạo nên những cơn sốt toàn cầu trong thời gian qua. Những ca sĩ, nhóm nhạc thần tượng đã không ngừng mở rộng thị trường hoạt động của mình bên ngoài lãnh thổ Hàn Quốc. Làn sóng Hallyu ở Nhật Bản, Trung Quốc và các nước châu Á khác đã thu được nhiều thành công nhờ những chiến lược hiệu quả của các công ty giải trí. Bên cạnh đó, sự tích cực của nhiều ca sĩ đã giúp cho tên tuổi của họ không những phổ biến hơn và còn được “săn đón” không hề thua kém với ca sĩ bản địa.
Tuy nhiên, nhiều công ty giải trí hay các ca sĩ thần tượng có tham vọng nhiều hơn những gì họ đã gặt hái được. Làng nhạc US (Mỹ) là một trong những đích nhắm mà nghệ sĩ Hàn muốn chiếm lĩnh. Trong vài năm trở lại đây, nhiều ca sĩ đã được tạo điều kiện để phát triển ở mảnh đất âm nhạc “màu mỡ” nhưng cũng hết sức “khó tính”.
Cũng chính vì yêu cầu khắt khe của khán giả Mỹ mà ca sĩ Hàn đã có nhiều cách khác nhau để tiếp cận thị trường âm nhạc này. Tất nhiên, nhiều ca sĩ đã thành công bước đầu nhưng cũng không ít những nghệ sĩ phải “tay trắng” ra về.
Mỹ tiến và chưa thành công
Nhiều nghệ sĩ K-pop đã trực tiếp sang Mỹ và tiến hành thăm dò thị hiếu khán giả cũng như ra mắt những sản phẩm âm nhạc của mình. Đây là cách tiếp cận thị trường âm nhạc khác khá truyền thống và đã thành “mẫu thử” của những ca sĩ thần tượng đầu tiên có ý định Mỹ tiến.
3 con đường đưa KPop đến gần hơn với nước Mỹ 1
Se7en
Đầu tiên phải kể đến kế hoạch “Mỹ tiến” của Se7en năm 2007. Anh chàng quá nổi tiếng ở Hàn Quốc và Nhật Bản nhưng sự nghiệp Mỹ tiến của anh lại không như mong đợi. Những sản phẩm âm nhạc của Se7en dường như “chìm nghỉm” dù anh hợp tác với những nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng như Lil’ Kim – nữ rapper nổi tiếng của làng nhạc Mỹ.
“Nối gót” Se7en là BoA và mới nhất là Wonder GirlsBoA - cô gái vàng của công ty SM Entertainment đã rất tự tin khi đến nước Mỹ với mục đích phát triển “danh tiếng” của mình. Phát hành album tiếng Anh, ra mắt MV Eat you up, xuất hiện trong sản phẩm của Akon (ca khúc Beautiful)… Nhưng BoA vẫn chưa thực sự nổi bật và sự nghiệp âm nhạc tại Mỹ vẫn chưa có bước phát triển mang tính đột phá. Tương tự với BoA chính là những cô nàng tuyệt vời Wonder Girls. Hit Nobody nổi tiếng trên toàn châu Á nhưng vẫn chưa “được lòng” khán giả Mỹ. Những sản phẩm sau đó như The DJ is mine hay Like Money cũng chưa tạo được sự ấn tượng như họ mong muốn.
3 con đường đưa KPop đến gần hơn với nước Mỹ 2
Wonder Girls
Có thể nói đây là một trong những ca sĩ thần tượng có quyết tâm lớn chinh phục thị trường âm nhạc Mỹ. Họ tự tin nhưng dường như may mắn vẫn chưa mỉm cười. Không thể nói Se7ven, BoA hay Wonder Girls đã thất bại với kế hoạch Mỹ tiến nhưng để nói thành công thì họ chưa thực sự đạt được.
Kết hợp với nghệ sĩ nổi tiếng
Nếu như các ca sĩ đi trước trực tiếp sang tận Mỹ để quảng bá âm nhạc K-pop với thế giới thì các nghệ sĩ đi sau lại chọn cách tiếp cận an toàn hơn: Kết hợp với nghệ sĩ nổi tiếng.
3 con đường đưa K-pop đến gần hơn với nước Mỹ 3
2NE1 và Will.i.am
Trong vài năm trở lại đây, nhiều ca sĩ Hàn Quốc đã có cơ hội hợp tác với những nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới. Đầu tiên phải kể đến nhóm nhạc nữ ấn tượng 2NE1 với sự hợp tác với Will.I.Am, thành viên nhóm nhạc The Black Eyed Peas. Những sản phẩm âm nhạc hợp tác chung là bệ phóng để họ quảng bá tên tuổi của mình đến khán giả Mỹ. Ở đây hoàn toàn không có sự “dựa hơi” mà là sự hợp tác ngang hàng, và tạo nên những sản phẩm âm nhạc mang diện mạo hoàn toàn mới.
3 con đường đưa KPop đến gần hơn với nước Mỹ 4
T-ara N4 và Chris Brown
Mới đây, những thông tin rò rỉ cho thấy ngôi sao nhạc Rn’B Chris Brown sẽ có thể kết hợp với nhóm nhạc nữ T-Ara N4 trong sản phẩm âm nhạc mới. Đây thực sự là một tín hiệu khả quan cho thấy cách tiếp cận với “nghệ sĩ nổi tiếng” thu hút được sự quan tâm của khán giả và cả giới truyền thông.
Ca sĩ K-pop kết hợp với nghệ sĩ nổi tiếng là sự hợp tác nhằm tạo ra những sảm phẩm âm nhạc độc đáo. Nhưng mục đích lớn hơn chính là để quảng bá hình ảnh của mình phổ biến hơn với khán giả Mỹ, thông qua những nghệ sĩ nổi tiếng “bản địa”. Và tất nhiên, ca sĩ K-pop chẳng hề “thua thiệt” trong những lần hợp tác này.
Ra mắt sản phẩm toàn cầu
Đây là cách tiếp cận nền âm nhạc Mỹ mới nhất của nghệ sĩ K-pop. Và trên thực tế, Psy là nghệ sĩ duy nhất làm điều này và thu lại thành công ngoài sức tưởng tượng.
3 con đường đưa KPop đến gần hơn với nước Mỹ 5
Năm 2012, Psy trở thành hiện tượng khi ca khúc Gangnam Style gây sốt trên toàn thé giới. Và không ai khác, khán gải Mỹ hết sức hào hứng với “chàng béo” đa tài này. Ca khúc Gangnam Style đạt vị trí no.2 trên Billboard hot 100, thành công khiến nhiều khán giả ngỡ ngàng. Psy cũng liên tiếp xuất hiện trên nhiều chương trình của truyền hình mới và điệu nhảy của anh, trở thành “hot trend” của mùa hè năm ngoái.
Khán giả có thể gọi Gangnam Style là cú “ăn may” đầy tính lịch sử thì Gentleman chính là sự đầu tư có chiến lược. Tuy không nổi đình nổi đám như Gangnam Style nhưng ca khúc mới vẫn gây bão với khán giả Mỹ. Ca khúc đạt vị trí thứ 5 trong BXH Billboard hot 100; MV của ca khúc cũng thu hút lượt người xem khủng trên mạng xã hội Youtube. Và mới nhất, Psy đã có mặt và biểu diễn trong đêm chung kết American Idol 2013.


JW.18 tổng hợp
Read more…

Sao Kpop xuất ngoại thành công hay thất bại

Thế giới Kpop - Sau khi ồ ạt tấn công các thị trường âm nhạc khác ngoài lãnh thổ Hàn Quốc, sao KPop đã thu lại nhiều thành công nhưng cũng không ít những thất bại.
Châu Á là nhà - Mỹ là mục tiêu lớn
Với sự phủ sóng mạnh mẽ tại nhiều quốc gia của Châu Á, K-pop đang trở thành dòng nhạc được giới trẻ yêu thích. Nói “Châu Á là nhà” thật sự không quá đối với sao Hàn bởi mức độ phổ biến về danh tiếng của họ. Super Junior, DBSK, IU… là những cái tên hot và được yêu thích ở khắp châu Á. Với những sản phẩm âm nhạc được tiêu thụ ở nước ngoài hay những concert liên tiếp được tổ chức tại các nước châu Á đã chứng tỏ rất rõ điều này.

Sao Kpop xuất ngoại thành công hay thất bại
Super Junior

Ngoài ra, những giải thưởng âm nhạc Hàn như MAMA (Mnet Asian Music Awards) cũng đang nỗ lực quảng bá K-pop khi tổ chức ở một số quốc gia khác ngoài Hàn Quốc. Bên cạnh việc truyền hình trực tiếp ở nhiều quốc gia của châu Á thì năm 2010, lễ trao giải này được tổ chức ở Macao (Trung Quốc), năm 2011 được tổ chức tại Singapore và lễ trao giải năm 2012 được tổ chức tại Hồng Kông. Đây cũng là minh chứng cho thấy Châu Á là ngôi nhà lớn để sao K-pop tung hoành.

Psy

Bên cạnh đó, Mỹ lại là mục tiêu lớn của các nghệ sĩ K-pop. Những lần tấn công của sao Hàn tuy chưa thực sự thành công ở mức độ rộng rãi như Psy, nhưng những cái tên như BoA, Wonder Girls, Se7en hay tiếp theo là SNSD, 2NE1 được hy vọng có thể mở rộng thị trường âm nhạc và khẳng định tên tuổi tại thị trường âm nhạc khó tính này.

Sao Kpop xuất ngoại thành công hay thất bại

Những thành công và thất bại
Hầu hết mọi nhóm nhạc đều chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước khi tấn công vào thị trường âm nhạc khác. Những “bản kế hoạch trên giấy” biến thành hiện thực với mức độ nổi tiếng tăng dần tại các quốc gia mà họ tham gia hoạt động. Những cái tên như Tohoshinki (tên gọi của DBSK tại Nhật Bản), SNSD.. đã là những nghệ sĩ được đông đảo fan Nhật yêu thích.

Bên cạnh đó, Big Bang, Wonder Girl và Kara thực sự là những nhóm nhạc mà khán giả Nhật luôn để ý mỗi hoạt động tại thị trường này. Có thể nói Tohoshinki là nhóm nhạc Hàn phát triển mạnh mẽ tại Nhật và đã “vượt mặt” để ghi dấu ấn bằng những đĩa đơn quán quân trên bảng xếp hạng Oricon. Về nhóm nữ, Kara chiếm ưu thế về lượng fan yêu thích các cô gái tại xứ sở mặt trời mọc.
Sao Kpop xuất ngoại thành công hay thất bại
Kara và DBSK là 2 nhóm nhạc Hàn rất được yêu thích tại Nhật

Super Junior M cũng có những thành công khá đặc biệt tại thị trường giải trí Trung Quốc. Nhóm nhạc nhỏ bao gồm những thành viên của nhóm gốc và 2 thành viên Trung Quốc khác đã có những hoạt động âm nhạc “đáng nể”. Không chỉ hoạt động âm nhạc, các thành viên của nhóm, tiêu biểu như Si Won, Dong Hea còn đá chéo sân sang lĩnh vực điện ảnh, quảng cáo và tạo được làn sóng yêu thích mạnh mẽ.

Sao Kpop xuất ngoại thành công hay thất bại
Super Junior M

Ngược lại, nhiều nhóm nhạc K-pop cũng không thu lại được nhiều thành công như họ vẫn nghĩ. Có thể nói, so với những gì bỏ ra thì kế hoạch tiếp cận thị trường Nhật Bản của 2NE1 vẫn chưa thực sự thành công. Những single như Go Away, I am the best... vẫn chưa tạo được sức hút lớn mặc dù cực kì nổi tiếng tại Hàn Quốc. Bên cạnh đó, nhóm nhạc Secret, SNSD.. dù được yêu thích tại Nhật nhưng cũng khó để đánh giả họ thực sự thành công.

Sao Kpop xuất ngoại thành công hay thất bại
2NE1 chưa thật sự thành công tại Nhật

Tuy nhiên, những cuộc “Mỹ tiến” lại chưa thực sự thành công đối với những sao K-pop. Nền âm nhạc Mỹ (US) là một thị trường nổi tiếng “khó tính” và khắt khe với những nghệ sĩ nước ngoài. Vì thế những cái tên nổi đình đám tại châu Á như BoA, Se7en, Bi (Rain), Wonder Girls, SNSD… vẫn chưa thực sự tỏa sáng tại đây. Tuy nhiên, với chiến lược phát triển cũng những kinh nghiệm mà họ tích lũy được, trong tương lai, nếu quay lại với các thị trường âm nhạc này, họ sẽ có cơ hội thành công nhiều hơn.

Tạm kết
K-pop là một nền âm nhạc giải trí mở, nơi nghệ sĩ đang đẩy mạnh tên tuổi tại nhiều quốc gia khác nhau. Tạp chí Billboard của Mỹ cũng tăng tần suất đưa tin về các nghệ sĩ thần tượng K-pop, những bảng xếp hạng của bài hát Hàn Quốc cũng xuất hiện trên trang chủ Billboard đã càng đẩy mạnh hơn việc xâm chiếm này của sao K-pop.

Bán nhạc trên Itunes, hoạt động chính thức ở các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, và có tên trong các lễ trao giải quốc tế (Big Bang từng thắng giải tại Nghệ sĩ xuất sắc nhất tại EMA của MTV Châu Âu) là bàn đạp để nghệ sĩ K-pop trở thành những ca sĩ quốc tế. Con đường chinh phục khán giả thế giới còn rất xa, nhưng với sự nỗ lực và chiến lược thông minh như hiện nay, không quá khó để họ trở nên nổi tiếng và thành công hơn nữa.    

Thế giới Kpop ST
Read more…