Kpop có thật sự cần và tạo "đất sống" cho lipsync?
Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016
Thế giới Kpop - Dù tìm ra muôn vàn cái cớ cho "hát nhép", thế nhưng sao Kpop vẫn bao phen chịu cảnh mất điểm trong mắt fan vì những màn trình diễn kém trung thực như thế.
Không chỉ với Kpop mà ở bất cứ đâu trong thị trường âm nhạc, lip-sync (hát nhép, hát đè lên đĩa) cũng luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Mỗi khi một ca sĩ hay nhóm nhạc thần tượng lựa chọn phương thức lip-sync thay vì thể hiện giọng hát tự nhiên của mình trên sân khấu, những lời biện bạch từ người hâm mộ của họ luôn luôn là: “Thật khó khăn khi phải vừa nhảy vừa hát, vì thế nên các oppa/unnie cần lip-sync để có màn trình diễn tốt nhất.”
Bài hát “Me Gusta Tu” của Gfriend trên “Sukira Radio Live”
Tiffany (SNSD) lipsync “Once In The Lifetime” trên sân khấu solo debut
Trái với tất cả những bênh vực từ báo đài hay người hâm mộ về việc lip-sync, ở đây chúng ta hãy nhìn nhận khách quan hơn về vấn đề này. Đối với những thần tượng như vậy, liệu rằng họ có thể có một phần trình diễn tốt mà không phải nỗ lực vừa hát nhép vừa thực hiện vũ đạo hay không?
Các màn lip-sync fail của idol
Vừa đây trong Super Seoul Dream Concert, màn trình diễn "Cheer Up" và "TT" của TWICE cũng đã bị fan bóc mẽ hát nhép toàn bộ. Điều này phải hứng chịu nhiều sự bức xúc từ fan vì trong cùng một sự kiện, nhóm nữ tân binh cùng thời với TWICE là G-Friend lại nỗ lực hát live.
“Lý do mà thỉnh thoảng SNSD lip-sync đó là do họ quá bận rộn.”
Ta hãy cẩn thận suy ngẫm về điều trên: “Có thật là các thần tượng không thể có thời gian của riêng mình?” Chúng ta đều đã nghe hoặc xem ở đâu đó rằng: “Thần tượng XX có lịch trình, không thể làm việc đó trong show” hay “Ca sĩ YY rất bận, anh/cô ấy cần có thời gian nghỉ ngơi”.
Tuy nhiên, những bức hình, video và chia sẻ vẫn đều đặn xuất hiện trên mạng xã hội của các idol như “selca buồn ngủ” của Lee Hyori (nếu cô buồn ngủ tại sao không đi ngủ mà còn đăng hình?), tấm ảnh mệt mỏi của G-Dragon hay chuyến du hí hưởng thụ thoải mái khắp Disneyland của TaeTiSeo. Nó khiến chúng ta phải tự hỏi, thần tượng thật sự bận rộn đến vậy sao?
TaeTiSeo du hý Disneyland
Những bức hình selca được đăng kèm dòng trạng thái “Tôi mệt mỏi” của Goo Hara (KARA)
Tất nhiên chúng ta không phải là thần tượng, nhưng một điều mà ta có thể chắc chắn là idol sẽ rảnh rỗi sau mỗi đợt quảng bá. Do vậy, thay vì “luôn luôn bận rộn”, họ vẫn có thời gian giải trí và thư giãn, thậm chí thời gian ấy còn nhiều hơn lúc họ phải đi show tuyên truyền. Điều đó được minh chứng bằng chính những gì mà các thần tượng chia sẻ trên mạng xã hội và truyền thông như Instagram, Twitter, SNS, LINE, Kakaotalk, Weibo… và các chương trình talkshow của kênh truyền hình.
Trên thực tế, dĩ nhiên các idol là những người bận rộn hơn chúng ta, đặc biệt là trong thời gian quảng bá sản phẩm. Thế nhưng, không phải lúc nào và bao giờ họ cũng luôn luôn quay cuồng bận bịu mà vẫn có những lúc nghỉ ngơi rảnh rỗi. Vì vậy, lấy lý do “bận” để bao biện cho hành động hát nhép thật hời hợt và không thỏa đáng. Liệu rằng việc “bận” có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hát live của một ca sĩ, hay xa hơn là tài năng của một thần tượng còn tùy thuộc vào người đó bận hay không chăng?
Đã có vô số những màn trình diễn của các nghệ sĩ “không lip-sync” vẫn thành công hoàn hảo. Như những cư dân mạng từng tham gia concert của Jay Park cho hay, anh biểu diễn khoảng trên 15 bài, bao gồm cả hát và thực hiện vũ đạo, mặc dù mất hơi khi nói chuyện nhưng tổng thể concert đã kết thúc rất tốt đẹp.
Jay Park trong concert JTN của anh
[+56,-16] Trong concert JTN anh ấy quá tuyệt vời luôn! Thể hiện 15 bài hát liên tục cùng với nhảy mà không nghỉ ngơi hay để lộ hơi thở trong lúc hát. Daebak!
[+44,-12] Tôi thật sự ngạc nhiên về concert JTN của anh ấy! Trong 50 phút, anh ấy đã hát và nhảy 15 bài… Anh ấy rõ ràng đã mất hơi khi nói chuyện nhưng ngay sau đó lại bắt đầu, giọng hát vẫn luôn rất mạnh mẽ… Thật sự quá tuyệt vời ấy!
Hay ngay cả với 4munite - nhóm nhạc từng bị ghét bởi sự cố lip-sync của HyunA, khi thể hiện live “What’s Your Name” cùng vũ đạo, họ vẫn xử lý tốt thanh âm và cao vực giọng hát của mình.
4minute biểu diễn live “What Your Name”
Vậy khi nào thì lip-sync là cần thiết? Môi trường âm nhạc ngày nay đòi hỏi người nghệ sĩ phải hoàn thiện cả hai kỹ năng hát và nhảy. Trên thực tế, các thần tượng có thể dùng biện pháp lip-sync để đồng bộ hóa màn trình diễn của họ sao cho hoàn hảo nhất. Những trường hợp sử dụng lip-sync như sau:
+ Có thành viên trong nhóm bị bệnh (Nếu tất cả thành viên đều bệnh thì đó là một vấn đề rất nghiêm trọng. Nhưng nếu một người mà chỉ hát có năm từ trong bài lại bảo ốm để lip-sync, thì đó không phải là cái cớ nữa).
+ Ca khúc có vũ đạo vô cùng mãnh liệt, đòi hỏi thể lực và kỹ thuật cao của nghệ sĩ.
+ Vocal của nhóm hát quá dở và chỉ có thể chấp nhận lip-sync.
+ Nhóm nhạc không quen thuộc với việc vừa hát vừa nhảy cùng lúc.
+ Trong show hoặc concert thể hiện rất nhiều bài hát kèm với vũ đạo.
Ngay cả khi bị ốm, Soyeon vẫn hoàn thành tốt live “Don’t Leave”
Cuối cùng, dường như lip-sync trở thành vấn đề mà cả thần tượng và người hâm mộ của họ đều tự hào. Chắc chắn, công chúng sẽ tôn trọng bạn hơn nếu bạn biểu diễn live được bài hát của mình. Nhưng nếu công chúng thích giai điệu của nó, họ sẵn sàng chấp nhận lip-sync chỉ để nghe bài hát. Ca khúc đến từ những vocal yếu có thể tạo thành công lớn trên các bảng xếp hạng ở Hàn Quốc như những ca sĩ tài năng thực sự, nhưng nó sẽ khó có lần thứ hai đột phá giống như vậy. Do đó, điều quan trọng nhất là các ca sĩ hay nhóm nhạc thần tượng cần chứng minh được tài năng của mình tới công chúng, và điều đó phần lớn thể hiện ở các màn trình diễn live trên sân khấu của họ có hoàn hảo hay không.
Không có một tiêu chuẩn nào để phán xét hay so sánh các màn trình diễn, đặc biệt là khi tính đến độ khó của ca khúc mà các thành viên phải thể hiện. Việc xếp hạng tài năng của các nhóm nhạc thần tượng chỉ dựa trên tiêu chuẩn biểu diễn là không hề công bằng trong một nền công nghiệp âm nhạc đa dạng như ngày nay. Vì vậy, vấn đề lip-sync sẽ không phải là yếu tố quyết định một nhóm nhạc có hoàn hảo hay không. Thay vào đó, nó chỉ là một tiêu chí mang tính tham khảo để đánh giá mức độ trách nhiệm và khả năng trình diễn live của người nghệ sĩ.
Các độc giả nghĩ gì về điều này? Lip-sync là tốt hay không tốt, hay nó còn phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn.