Thế giới Kpop - Dù được lăng xê mạnh mẽ nhưng các nhóm nhỏ Kpop vẫn chưa tạo được dấu ấn trong lòng các fan.
Việc tập hợp thành viên trong một nhóm nhạc lớn để tạo nên nhóm nhạc nhỏ là một chiêu bài phổ biển ở thị trường âm nhạc Hàn Quốc.
Sự xuất hiện ồ ạt của các nhóm nhạc nhỏ khiến cho Kpop bắt đầu 'bội thực', bên cạnh đó là những hướng đi sai lệch của các công ty chủ quản.
Hậu quả là các nhóm nhỏ đang dần 'chết yểu' và bị các fan quên lãng.
T-Ara N4
Vào thời điểm tháng 7/2012, hàng loạt bằng chứng chứng minh thành viên Hwayoung (T-ara) bị bắt nạt thật sự đã gây chấn động Kpop. Khi tình cảm của công chúng ngay trên mảnh đất quê hương của họ đang lung lay thì T-ara lại 'Mỹ tiến' bằng nhóm nhạc được tách lẻ ra với tên gọi T-ara N4 gồm 4 thành viên: Eunjung, Hyomin, Jiyeon, Areum.
Không thành công như nhiều người mong đợi, T-ara N4 ngay từ những bước đầu đã gặp phải thất bại. Màn biểu diễn ê chề của T-ara N4 trong concert của Chris Brown đã nhận về những phản hồi không tích cực từ khán giả, thậm chí bị coi là 'rẻ tiền'.
T-ara N4 dần rơi vào dĩ vãng
Căn cứ số liệu trên các bảng xếp hạng âm nhạc thì Countryside Life của T-ara N4 được xem là kém thành công khi chỉ quanh quẩn trong top 6 trên Daum và Naver, No.9 trên Monkey 3…
Có thể nói, chiêu bài của nhà Core Contents Media (CCM) đã đi sai hướng và khiến cho cái tên T-ara N4 chính thức đi vào quên lãng.
AS Red và AS Blue
Sự ra đời của AS Red và AS Blue (nhóm nhỏ của After School) đã chứng minh cho tham vọng 'bành trướng' thị trường nhóm nhỏ của Pledis Entertainment.
Trái ngược với sự hưởng ứng nhiệt tình vì ý tưởng độc đáo thì 2 MV đầu tay của đội quân 'xanh, đỏ' lại khiến fan thất vọng bấy nhiêu.
Phong cách của AS Red đi theo hướng sexy nhưng thực tế độ sexy đó chẳng thấm vào đâu so với 'bản gốc' After School. Các thành viên của BLUE lại vấp phải nghi án đạo nhạc và vũ đạo của nhóm nhạc đàn chị Fin.K.L với bài hát Wonder Boys.
Thiếu sự đầu tư nghiêm túc, không quảng bá, thiếu sáng tạo và giờ đây, AS Red và AS Blue gần như bị 'xóa sổ' trong bản đồ âm nhạc Kpop.
Đội hình 'xanh, đỏ' của Afterschool
RainBow Pixie
Rainbow Pixie 'chào hàng' tại KPop vào đầu năm 2012. Hàng loạt các bài hát của nhóm như A, Sweet dream... đã không tạo được tiếng vang tại KPop.
Bên cạnh đó, việc không định hình được phong cách đã khiến Rainbow Pixie ra đời mà không tạo được nhiều hiệu ứng.
RainBow Pixie thất bại thảm hại khi đi theo xu thế tách nhóm nhỏ
Căn cứ vào số liệu của ca khúc được cho là 'đinh' nhất của nhóm thì MV Hoi Hoi chỉ đạt 1,4 triệu lượt xem.
Đây là con số ít ỏi mà Rainbow Pixie đã gom được trong suốt hơn 1 năm qua. Đồng nghĩa với đó, nhóm nhỏ của Rainbow cũng nhanh chóng lụi tàn mà không để lại 'dấu vết'.
Sistar 19
Sau gần 1 năm hoạt động, hai thành viên Hyorin (trưởng nhóm) và Bora của Sistar đã tách thành một nhóm nhỏ gọi là Sistar 19. Nhóm nhỏ không có phong cách quá khác biệt so với hình ảnh tươi trẻ, gợi cảm của nhóm chính.
Cả hai đã tạo nên một bước đệm thành công với ca khúc Ma Boy phát hành ngày 29/4/2011. Thế nhưng, cũng đã 2 năm kể từ khi ra mắt single Gone not around any longer, Sistar 19 vẫn chưa có kế hoạch trở lại.
Sistar 19 là một trong những nhóm nhỏ thành công khi rẽ hướng 19+
Trong khi đó, một vài thành viên trong nhóm lớn Sistar vướng phải các tin đồn không hay về quá khứ bắt nạt người khác, hay chuyện Hyorin từng nhận không ít chỉ trích khi bị cho là hành xử thô lỗ với Soyeon (T-ara) - người lớn hơn cô nàng tận 3 tuổi.
Bên cạnh đó, số lượng idol group mọc ra như nấm mỗi năm ngày càng đông và nếu như Sistar 19 không nhanh chóng trở lại cũng sẽ mất đi một lượng fans vô cùng hùng hậu.